- Lan Hồ điệp có
yêu cầu rất nghiêm ngặt với điều kiện ngoại cảnh.
Vì vậy muốn trồng Lan Hồ điệp thì việc đầu tiên
phải chuẩn bị nhà kính hoặc nhà có mái che (nilon hoặc
tấm nhựa) và phải có thiết bị điều tiết được
nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm...
-
Chuẩn bị chậu trồng và giá thể: Chọn chậu không sâu,
nhỏ, màu trắng hoặc trong suốt thì thuận lợi hơn cho
bộ rễ phát triển. Tùy theo giai đoạn và tuổi cây mà
thay dần các chậu lớn hơn cho phù hợp. Giá thể bao gồm
các vật liệu tơi xốp, thoáng khí nhưng có khả năng giữ
nước tốt như than bùn khô, hạt đá nhỏ, rêu, quyết,
xơ dừa đã được xử lý tanin và mầm bệnh. Tốt nhất
cho lan hồ điệp là dùng dớn mềm vì đã được xử lí
mầm bệnh và giữ ẩm tốt (chỉ cần tưới sơ 1 lần/ 1
ngày là đủ cho cây)
- Ngâm dớn trong nước
sạch khoảng 30p cho dớn mềm và ngậm nước, dùng sơ dừa
và than lót đáy chậu khoảng 2/3 chậu.
- Lấy cây khỏi bình : ngâm bình
trong thau nước sạch để dễ dàng gắp cây con ra khỏi
bình, dùng đũa nhẹ nhàng gắp cây theo chiều rễ ra trước
lá ra sau để tránh gẫy lá hoặc rễ. Sau khi gắp hết
cây ngâm cây trong nước trà với tỉ lệ 4 trà10 nước
trong 20p, sau đó dùng dớn bao lấy rễ cây và trồng vào
chậu đã chuẩn bị. Chú ý dớn cần bao hết rễ cây mặt
trên và dưới (vì lan hồ điệp con rất dễ mất sức
khi thiếu ẩm).
-
Chăm sóc: Giữ nhiệt độ khoảng 23oC-30oC,
không được thấp hơn 20oC, hệ thống thông gió hoạt động
tốt. Chế độ ánh sáng giai đoạn đầu như sau: mùa hè
che bớt 80-90% ánh sáng thường, mùa đông từ 60-70%. Sau
trồng 2 tuần bón thêm phân NPK
tỷ lệ 30-10-10 pha
nồng độ 1 muỗng nhỏ/lít nước phun 7 ngày/lần. Thay
chậu lần 1 sau trồng 4-6 tháng khi khoảng cách giữa 2 lá
khoảng 12cm bằng chậu có đường kính 8,3cm bằng cách bỏ
giá thể cũ thay giá thể mới. Dưới đáy chậu có lót
than để tránh đọng nước. Tránh để quá ẩm sẽ làm
cây dễ thối rễ và lá, quá ẩm có thể dẫn tới nấm
bệnh, cần kiểm soát tốt ánh sáng và độ ẩm, tuyệt
đối không để nắng chiếu trực tiếp vào cây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét