Tìm kiếm

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2015

Những lưu ý khi trồng lan hồ điệp cấy mô

Giai đoạn gắp cây ra khỏi chai : cần dùng đũa nhỏ, gắp cây theo hướng gốc rễ ra trước, thân lá ra sau, theo hướng đó thì cây sẽ không bị gẫy hay hư lá vì theo chiều thuận của cây. Để cho cây dễ gắp thì nhúng cả chai mô vào thao nước sạch, ngập hết chai thì lúc đó chất trồng trong chai mềm ra sẽ dễ gắp hơn. Rửa sạch cây, loại bỏ hoàn toàn chất trồng khỏi cây.



Giai đoạn ngâm cây lan hồ điệp và để khô : cần ngâm cây sang thao nước sạch khác mà không còn bất kì chất trồng nào, trong nước có thể pha thuốc diệt khuẩn hoặc dùng nước trà xanh. Ngâm trong khoảng 20 phút rồi vớt cây ra rổ để khô trong khoảng 1-2h.

Giai đoạn chuẩn bị chậu để trồng lan hồ điệp : dùng chậu nhựa trong hoặc ly nhựa (tùy khả năng), lưu ý là đáy chậu cần lót 1 cục mút hoặc xơ dừa cọng tơi (hoặc bất kì chất liệu nào để đảm bảo không ứ nước dưới đáy chậu), chậu cần sạch sẽ (để tránh vi khuẩn và rong rêu về sau).

Giai đoạn trồng lan hồ điệp : cần bao dớn mặt trên và dưới lan hồ điệp vừa đủ (do dớn giữ nước khá nhiều) nếu quá ít thì không đủ giữ ẩm, quá nhiều thì dễ úng cây do dư nước. Trồng vào cây vào chậu đã chuẩn bị.

Giai đoạn chăm sóc : nếu có khả năng thì phun tưới nước trà xanh 2 ngày / 1 lần, còn không thì tưới nước sạch, cẩn thận phun sương nhẹ để giữ ẩm theo nguyên tắc "ẩm mà không ướt". Nếu quá ướt cần chờ dớn khô rồi mới tưới lại. Sau 1 tháng thì mới bắt đầu tưới B1 ( 1 lần / 1 tuần), sau 2 tháng thì dùng phân NPK 30-10-10 (theo liều lượng 1g/1L, 1 lần / 1 tuần), cần luân phiên B1 và NPK hoặc chỉ dùng NPK cũng được. Chú ý là không tham tưới phân nhiều do lan hồ điệp con không có khả năng hấp thu nhiều phân, nếu dư phân lá có thể bị thối nhũng. Chú ý sau khi tưới phân 1 tiếng sau thì phun nước sạch để rửa lá để ngừa bệnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét